Kết quả tìm kiếm cho "cá tra fillet"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 63
An Giang là địa phương có điều kiện thuận lợi sản xuất lúa, cá tra, cây ăn trái, rau màu... quanh năm. Tình hình bất ổn chính trị một số khu vực, tác động của biến đổi khí hậu đang làm cho chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm toàn cầu bị gián đoạn, nhiều nơi thiếu hụt. Đây là cơ hội để doanh nghiệp (DN) nông, thủy sản của tỉnh tận dụng thời cơ xuất khẩu, tập trung vào sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới có tiềm năng, lợi thế.
Năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó tăng tốc phát triển kinh tế là động lực dẫn dắt, kéo các lĩnh vực khác cùng “về đích”. Đồng hành cùng quyết tâm của tỉnh, các tập đoàn, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đều nỗ lực thi đua, khai thác thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng.
Sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra đã nhanh chóng bắt tay vào sản xuất để kịp thời cung cấp hàng cho đối tác nước ngoài, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thị trường, đầu tư, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm tại các thị trường trong và ngoài nước, hướng đến mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 570 triệu USD, giảm 20% so năm 2022. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn cho xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Ngày 15/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2023. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến; Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước; lãnh đạo các sở, ngành, doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra vùng ĐBSCL; đại diện Hiệp hội Xuất nhập khẩu tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Trước bối cảnh khó khăn chung của thế giới, đặc biệt là tình hình suy thoái kinh tế tại các quốc gia phát triển vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu cá tra. Doanh nghiệp (DN), ngư dân trong tỉnh đã có những nỗ lực vượt bậc để duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động; đẩy mạnh tái cấu trúc ngành hàng, sản phẩm theo hướng bền vững.
Cuối tháng 4/2023, Liên doanh Navico (Việt Nam) và đối tác Amicogen (Hàn Quốc) đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy Aminavico, đồng thời làm lễ công bố, xuất lô hàng đầu tiên sản phẩm của nhà máy sang Hàn Quốc.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ sau thời gian dài trượt dốc, bức phá trước mọi rào cản, ngành hàng cá tra Việt Nam không chỉ hồi sinh mà còn chớp lấy “thời cơ vàng” đẩy mạnh xuất khẩu, đưa chuỗi ngành hàng này phục hồi thần tốc. Mới đây, món hàng Việt được cho là “gặp thời” trên đất Mỹ, khi giá bán lập đỉnh hơn 5 USD/kg, Trung Quốc tăng sức mua gấp đôi, đồng thời tăng trưởng “đột biến” ở tất cả các thị trường.
Đánh dấu 15 năm thành lập, IDI đã xác lập sự hiện diện trên thị trường toàn cầu ở ngành hàng chế biến và xuất khẩu cá tra. Các dòng sản phẩm truyền thống, như: Fillet, cá nguyên con, cá cắt khúc, cá thái sợi… đã đưa thương hiệu IDI gia tăng độ phủ ở 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thị trường gia vị tưởng nhỏ, nhưng hóa ra lại vô cùng lớn và có sức cạnh tranh khốc liệt, chỉ những doanh nghiệp đủ lớn mới tự tin tham gia. Đó là phải đầu tư bài bản, sản phẩm độc đáo, luôn đổi mới cả về nhãn hiệu, bao bì và chính sách chăm sóc người tiêu dùng. Các doanh nghiệp FMCG dễ dàng kiếm cả trăm tỷ đồng chỉ từ việc bán chai nước mắm, dầu ăn, gói hạt nêm, hộp bơ, lọ muối chấm hay gói xốt cho các bà nội trợ.
Hơn 5 năm tham gia ngành hàng thức ăn thủy sản, Sao Mai Super Feed nhanh chóng chiếm sóng thị trường, khi sản phẩm này được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phù hợp.
Có thể nói, tất cả các bộ phận con cá tra, đều mang 1 giá trị nhất định về mặt kinh tế. Ngoài thịt cá để chế biến thực phẩm, thì các thành phần còn lại, như: Mỡ cá, đầu, xương hay da cá cũng được tận dụng để chế biến thành các sản phẩm giá trị gia tăng.